HỘI AN: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG LÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI

           Tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 12, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã trình bày Nghị quyết về xây dựng và phát triển Hội An theo định hướng thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch đến năm 2030.
Hội An: Bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản văn hóa khu phố cổ đã mang lại nguồn lợi đáng kể trong đời sống nhân dân
Bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản văn hóa khu phố cổ đã mang lại nguồn lợi đáng kể trong đời sống nhân dân
             Thành phố Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1999. Khu di tích này được đánh giá như một “bảo tàng sống” về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị. Một trong những đặc điểm nổi bật của du lịch tại Hội An là việc bảo tồn kiến trúc cổ di tích văn hóa và công trình lịch sử như việc trùng tu lại chùa Cầu Hội An hay chùa Bà Mụ. Hội An đã tạo ra các biện pháp quản lí chặt chẽ để bảo vệ sự nguyên vẹn của các công trình kiến trúc cổ và đảm bảo rằng việc xây dựng mới phải tuân thủ các quy định về kiến trúc truyền thống. Bên cạnh đó, thành phố này cũng không quên đưa ra biện pháp để giảm các tác động tiêu cực của du lịch lên môi trường. Xây dựng các chương trình du lịch cộng đồng nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng địa phương. Ví dụ điển hình như: đảo Cù Lao Chàm – Hòn đảo này còn được mệnh danh là “đảo không túi ni lông”. Đây là thành quả đạt được và sự quyết tâm trong việc làm giảm, hướng đến cắt giảm hoàn toàn việc sử dụng túi ni lông trong giao thương và sinh hoạt hằng ngày. Nỗ lực của thành phố Hội An là điều đáng trân trọng và ngưỡng mộ trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững mà nhiều địa phương cần tham khảo.

Trả lời